Kính cường lực là loại kính có độ an toàn cao với nhiều ưu điểm hơn kính thường gấp 10 lần như độ bền cơ học, chịu nhiệt, chịu nén. Được ứng dụng trong nhiều trong lĩnh vực xây dựng như làm cửa kính cường lực, vách kính ngăn, vách phòng tắm, lan can cầu thang kính, mái kính, sàn kính, cửa kính khung nhôm khung nhựa…Vậy kính cường lực chịu được lực bao nhiêu mà lại được sử dụng trong nhiều hạng mục như vậy
Thông số tiêu chuẩn kỹ thuật
Độ dày tiêu chuẩn từ 3mm – 24mm
Kính cường lực không thể cắt, khoan, khoét, mài cạnh hay có thể nói là không thể sửa chữa gì trên kính sau khi kính đã tôi luyện.
Công việc khoan, khoét góc, cắt, mài cạnh sẽ được sử lý trên kính thường.
Màu sắc: trắng trong, trắng xanh, siêu trong
Đường kính của lỗ khoan trên kính cường lực không được phép nhỏ hơn bề dày của kính. Ví dụ kính dày 10mm thì lỗ khoan nhỏ nhất phải là 10mm.
Cường độ chịu lực của kính cường lực
Về mặt cơ học
Chịu lực tác động lên bề mặt cao gấp 10 lần so với kính thường cùng độ dày, kích thước
Tính chịu nhiệt
Chịu được độ sốc nhiệt (thay đổi nhiệt độ đột ngột) rất tốt. Có thể chịu được độ thay đổi nhiệt lên tới 1500 độ C mà không bị vỡ.
Sức chịu nén kính cường lực tiêu chuẩn là: 25mm cube:248Mpa(248x106pa)
Sức căng, mức độ rạn nứt chịu tải là: 19,3 – 28,4Mpa
Tỉ lệ độ cứng – theo tỉ lệ Mob kính cường lực tiêu chuẩn 5,5
>>>Xem ngay các mẫu cửa kính cường lực đẹp mở rộng không gian nhà bạn
Tính an toàn
Rất khó vỡ, nếu đập trực diện hoặc chính giữa của kính thì không thể vỡ
Kính chỉ vỡ khi bị đập vào các cạnh sắc nhọn
Kính cường lực thường được bo cạnh, mài để không bị vỡ
Kính khi vỡ an toàn cao, những mảnh vỡ giống hạt ngô không có cạnh nhọn.